Thứ Năm, Tháng Mười Một 28, 2024
HomeORGANIC là gì ? Sản Phẩm, Chứng Nhận, Tiêu Chuẩn Organic
Array

ORGANIC là gì ? Sản Phẩm, Chứng Nhận, Tiêu Chuẩn Organic

ORGANIC là gì ?

organic la gi

ORGANIC là Thực Phẩm Hữu Cơ đây là nguồn thực phẩm sạch và có thể hiểu cụ thể như sau: Là những sản phẩm được trồng mà không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón tổng hợp, bùn thải, sinh vật biến đổi gen, hoặc bức xạ ion. Động vật cho thịt, gia cầm, trứng và các sản phẩm sữa không dùng thuốc kháng sinh hoặc hormone tăng trưởng.

Sản phẩm hữu cơ được sản xuất từ những nông trại chú trọng việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo và bảo tồn nguồn đất và nước để nâng cao chất lượng môi trường, môi sinh cho thế hệ tương lai.

Sản phẩm ORGANIC là gì ?

san pham organic la gi

Đây là những sản phẩm chỉ được phép đặt tại các khu vực sạch sẽ, không bị ô nhiễm bởi không khí, nguồn nước hay bất cứ nhân tố nào khác (xa khu vực công nghiệp, đường giao thông, trong đất không được chứa bất kỳ chất độc hại nào ngay cả những hướng gió cũng phải kiểm tra để phát hiện ra chất độc hại)

Thực phẩm hữu cơ là khái niệm để chỉ các thực phẩm được nuôi hoặc trồng mà không sử dụng:

  • Hóa chất nhân tạo (thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất bảo quản…)
  • Hormone kích thích tăng trưởng
  • Kháng sinh hoặc sinh vật biến đổi gen

Tiêu Chuẩn Organic là gì ? các tiêu chuẩn để đạt thực phẩm hữu cơ.

tieu chuan organic

Để đảm bảo sản phẩm mua được đúng là hàng organic thì một trong những dấu hiệu là nó được dán nhãn chứng nhận hữu cơ châu âu tiêu chuẩn EU.

– Sản xuất cây trồng hữu cơ:

  • Phương pháp làm đất và canh tác: phải duy trì hoặc tăng cường độ phì cho đất, tăng cường sự ổn định và đa dạng sinh học của đất, ngăn không cho đất bị nén chặt và xói mòn.
  • Giữ độ phì cho đất và tăng luân canh cây trồng, dùng đậu và các loại phân xanh, phân gia súc đã được ủ hữu cơ.
  • Sử dụng các chế phẩm hữu cơ được cho phép.
  • Phân bón và đất sử dụng phải phù hợp theo quy định, không dùng phân bón có nitơ.
  • Các kỹ thuật sản xuất được sử dụng phải ngăn chặn hoặc giảm thiếu tối đa ô nhiễm môi trường.
  • Dùng các biện pháp thiên địch để diệt sâu bệnh và cỏ dại như giống cây trồng, luân canh cây trồng, kỹ thuật canh tác, quá trình nhiệt.
  • Giống và hạt giống phải được nhân giống hữu cơ.
  • Các sản phẩm bảo vệ cây trồng, làm sạch, khử trùng trong quá trình sản xuất phải nằm trong danh mục được cho phép.

– Sản xuất chăn nuôi hữu cơ:

  • Vật nuôi: phải được sinh ra và lớn lên ở trang trại hữu cơ; động vật phi hữu cơ và sản phẩm từ động vật đó có thể được coi là hữu cơ sau một giai đoạn chuyển đổi theo quy định.
  • Tập quán chăn nuôi và điều kiện chuồng trại: người chăn nuôi phải có kiến thức và kỹ năng cơ bản liên quan đến sức khỏe và an toàn của động vật; mật độ thả, điều kiện chuồng trại phải đảm bảo nhu cầu phát triển và sinh lý của vật nuôi; vật nuôi phải luôn được tiếp xúc với không gian mở như đồng cỏ (trừ trường hợp thời tiết khắc nghiệt); số lượng vật nuôi phải nằm trong giới hạn để tránh làm hại đến đất đai; vật nuôi hữu cơ phải tách biệt với các vật nuôi khác; không được cách ly vật nuôi nếu không phải vì lý do sức khỏe và an toàn; thời gian vận chuyển vật nuôi phải được giảm thiểu tối đa; giảm thiểu đau đớn cho vật nuôi trong toàn bộ vòng đời, kể cả lúc giết mổ.
  • Sinh sản: phải sử dụng phương pháp sinh sản tự nhiên; không được dùng hormone hay các chất tương tự; hình thức sinh sản nhân tạo không được sử dụng.
  • Thức ăn: chủ yếu ngay tại nơi chăn nuôi hoặc thức ăn hữu cơ trong vùng; phải là thức ăn hữu cơ; thức ăn phi hữu cơ có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng sản, phụ gia, các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng chỉ được sử dụng nếu nằm trong danh mục cho phép; chất kích thích tăng trưởng và amino axit tổng hợp không được phép sử dụng.
  • Phòng bệnh và điều trị thú y: phòng bệnh dựa trên giống, phương thức quản lý chăn nuôi, thức ăn chất lượng và các bài tập vận động, mật độ thả phù hợp, chuồng trại đủ không gian, vệ sinh tốt; khi vật nuôi bị bệnh phải điều trị ngay lập tức; có thể sử dụng các loại thuốc thú y miễn dịch.
  • Vệ sinh và khử trùng: các sản phẩm dùng vệ sinh và khử trùng phải nằm trong danh mục cho phép.

Các quy định cấp chứng nhận hữu cơ (Organic)Châu Âu theo tiêu chuẩn hữu cơ EU.

– Quy định:

Các quy trình phải đảm bảo đồng nhất việc “hữu cơ” cho cả sản xuất lẫn tiêu dùng.

– Nội dung chính trong quy trình cấp chứng nhận hữu cơ EU từ sản xuất chế biến tới dán nhãn bao gồm :

  • Quy định về các cây trồng và các sản phẩm từ canh tác theo tiêu chuẩn liên minh Châu Âu-EU
  • Các ghi chép, dữ liệu về hạt giống bao gồm nguồn cung cấp hạt giống hữu cơ và tài liệu tuyên truyền.
  • Quy định về chăn nuôi bao gồm thịt và các sản phẩm chiết xuất từ sữa theo tiêu chuẩn liên minh Châu Âu-EU
  • Quy định về các sản phẩm đã qua chế biển, các loại thủy sản, đồ khô và rượu hữu cơ ( Bao gồm xu hướng trồng nho để sản xuất rượu)

– Quy định thương mại trong quy trình cấp chứng nhận hữu cơ Châu Âu:

  • Quy định trao đổi thương mại nông thủy sản hữu cơ.
  • Quy định vấn đề về các tổ chức liên quan.
  • Quy định về các đối tác thương mại của EU.

– Định hướng cho sản xuất hữu cơ để xin cấp chứng nhận hữu cơ EU bắt đầu từ năm 2014:

Bao gồm 18 định hướng nhằm đạt được các mục tiêu cần thiết để phát triển sản phẩm hữu cơ, tăng cường hiệu quả và niềm tin của người tiêu dùng.

– Các dữ liệu báo cáo và thống kê trong quy trình cấp chứng nhận hữu cơ EU :

  • Các báo cáo nông nghiệp hữu cơ tại Châu Âu năm 2013 và sự phát triển ngành này.
  • Các báo cáo mới nhất ở các nước trong liên minh Châu Âu.
  • Các nội dung tư vấn từ chuyên gia.
  • Các hoạt động cụ thể của các nhóm chuyên gia về các hoạt động tư vấn kỹ thuật phục vụ cho sản xuất, canh tác hữu cơ.
  • Các bản khuyến cáo đặc biệt đến từ các nhóm chuyên gia.
  • Các nội dung tài liệu dành riêng cho đối tượng tiêu dùng trẻ em.

Làm thế nào để chắc chắn đó là thực phẩm hữu cơ (Organic)?

Thực tế thì khái niệm thực phẩm hữu cơ vẫn chưa thật sự phổ biến ở nước ta, chính vì thế lượng người sử dụng chúng vẫn đang ở mức thấp, một phần cũng vì giá thành chúng thường cao hơn.

Do đó, việc phân biệt đâu là thực phẩm hữu cơ cũng như nhận diện các chứng nhận gặp khá nhiều khó khăn. Không ít đơn vị gắn mác hữu cơ để kinh doanh nhằm nâng giá thành sản phẩm nhưng thực tế thì sản phẩm chỉ dừng lại ở mức an toàn.

Chuẩn thực phẩm hữu cơ phổ biến nhất hiện nay là USDA (chứng nhận hữu cơ của bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ). Nếu bạn muốn đó có phải là thực phẩm của USDA hay không hãy kiếm con dấu của tổ chức này.

Với những thông tin chúng tôi nêu trên rất mong sẽ giúp ích được các bạn khi tìm hiểu về Thực Phẩm Hữu Cơ (Organic). Hiện nay trên internet cung như thị trường đang rất là rộ lên về vấn đề này. Mong sẽ giúp bạn hiểu được đôi chút về Organic là gì.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Recent Comments