Rau má là cây thân thảo và có vòng đời dài. Rau má là một thành viên của họ cây hoa tán. Ngoài cái tên rau má thì nó còn được gọi là lôi công thảo hoặc cũng có thể là tích tuyết thảo nữa. Tên khoa học của cây rau má là Centella asiatica (L.) Urban, Tên tiếng Anh là Gotu Kola. Nhưng chung quy lại cái tên rau má vẫn là phổ thông nhất.
Cây rau má là cây gì?
Rau má là cây thảo mọc bò, phân nhánh nhiều trên mặt đất. Rễ mọc từ các mấu của thân. Lá có cuống dài, phiến hình thận hoặc gân tròn, mép khía tai bèo. Lá rau má xanh lục, mỏng. Hoa rau má thì ít gặp hơn nhưng nó có màu trắng. Quả rau má thì càng ít gặp. Quả dẹt, có sống hơi rõ, thường thì sẽ có màu nâu đen.
Thân rau má nhỏ. Có thân thì mọc thẳng lên có thân lại lan bò ra mặt đất. Ở Việt Nam hay nhiều nơi khác rau má đề là giống mọc hoang. Nơi nào đất đai ẩm ướt như bờ mương, bờ sông, dưới tán cây là cây rau má mọc, bạn có thể dễ dàng bắt gặp rau má ở đó.
Ban đầu rau má có ở 1 số nước nhất định như Úc, Melanesia, New Guinea. Về sau thì người ta tìm thấy rau má ở Thái Bình Dương và nhiều nước châu Á nữa, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay ngoài tự nhiên còn có 1 loại cây rau má khác có tên gọi rau má dại (hay rau má mơ, rau má đề) có tên khoa học là Hydrocotyle rotundifolia Roxb. Loài cây này có hình dáng khá giống với cây rau má Centella asiatica (L.) Urb nhưng có lá, dây mỏng và nhỏ hơn.
Người dân thu hái rau má quanh năm, người ta thường nhổ cả cây, lấy cả rễ về sử dụng. Từ tháng 4 đến tháng 8 là thời điểm cây phát triển mạnh, cho chất lượng tốt nhất. Loài cây này vẫn được nhân dân sử dụng hàng ngày làm rau và làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian cây rau má dại có tác dụng điều trị bệnh gan. Loại cây này có thể ăn sống hoặc luộc, cây có vị thơm, ngon ăn rất thích.
Công dụng của cây rau má
Trong rau má có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin. Lượng vitamin đầu tiên phải kể đến là các vitamin nhóm B, rồi vitamin C hay K. Ngoài ra các khoáng chất như sắt, kẽm, magie đều có rất nhiều. Cùng với đó là các hợp chất tốt cho cơ thể như saccharide, beta carotene hay saponin,… Hàm lượng các chất này cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào nơi trồng rau má.
Đối với nhiều người cây rau má là loại cây rất quen thuộc. Nó được dùng để làm rau sống, làm rau nấu canh, làm nước uống. Nhìn chung là rất nhiều công dụng.
Nhưng không chỉ có vậy, đây còn là loại thảo dược quý đối với y học cổ truyền nữa. Người ta dùng rau má để điều trị rôm, giải độc, giải nhiệt,… Rau má còn giúp các vết thương ngoài da mau lành, thần kinh không bị căng thẳng. Đồng thời làm 1 lá chắn bảo vệ tim mạch. Cây rau má còn được biết đến như một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như mụn nhọt, sốt cao, táo bón…
Ngoài ra, loại rau này cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, chứa nhiều sinh tố, khoáng chất, chất chống oxy hóa giúp cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.
Các bài thuốc trị bệnh từ cây
- Chữa đau bụng, tiêu chảy, lỵ: Rau má tươi toàn cây (từ 50 đến 100 g) đem rửa sạch, thêm một ít muối, giã nhỏ, vắt uống. Hoặc:Rau má 50g, rửa sạch, giã nát trộn với nước vo gạo, vắt lấy nước cốt trong để uống.
- Chữa đau bụng kinh nguyệt, đau lưng: Hái rau má lúc ra hoa, phơi khô, tán nhỏ. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng, mỗi lần uống 2 muỗng cà phê.
- Chữa tiểu ra máu: Lấy một nắm rau má và một nắm ích mẫu thảo, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống.
- Chữa táo bón: Giã 30g rau má và đắp vào rốn.
- Chữa áp xe vú giai đoạn đầu: Sắc uống rau má và vỏ cau. Bạn có thể pha thêm một chút rượu để tăng hiệu quả.
- Trị trẻ biếng ăn, còi cọc, đi ngoài phân sống: Rửa sạch một nắm to rễ rau má, để ráo nước, tán bột cho vào cháo hoặc nấu chung với bột gạo.
- Giải nhiệt, trị rôm sảy, mẩn ngứa, mát gan lợi tiểu: Rửa sạch 30 – 100g rau má tươi, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc xay nhuyễn bằng máy rồi cho thêm đường vào uống.
- Chữa mụn nhọt: Rửa sạch rau má, giã nát và đắp lên vùng da bị tổn thương.
- Chữa chấn thương phần mềm gây sưng nề: Giã nát 20 – 30g rau má tươi, vắt lấy nước, hòa với một chút rượu uống.
- Chữa viêm họng và viêm amidan: Rửa sạch 60g rau má tươi, giã nát, ép lấy nước, hòa với một chút nước ấm và uống.
- Chữa xuất huyết: Lấy 30 – 100g rau má tươi sắc uống hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống.
- Chữa giải ngộ độc thuốc hoặc thực phẩm: Giã nát rau má tươi, vắt lấy nước uống, có thể pha thêm một chút đường phèn.
- Chữa cảm nắng, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn: Lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm vài hạt muối và uống. Lấy bã đắp lên trán và thái dương.
- Chữa vàng da do thấp nhiệt: Sắc uống 30 – 40g rau má với 30g đường phèn.
- Chữa tiểu ra máu: Lấy một nắm rau má và một nắm ích mẫu thảo, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống.
- Chữa lở loét vùng lưng: Rửa sạch rau má, giã nát, ép lấy nước cốt hòa với bột nếp thành dạng hồ rồi thoa lên vùng bị tổn thương.
Lưu ý khi sử dụng cây rau má
Cây rau má một loại thực phẩm thuốc mát bổ, có rất nhiều công dụng. Xong cần lưu ý không nên sử dụng quá nhiều trong 1 thời gian dài loại rau mày bởi nó có một số tác dụng không tốt ngoài ý muốn.
- Do có tính hơi hàn nên bạn cần lưu ý khi sử dụng loại rau mày. Nên giới hạn chỉ dùng tối đa khoảng 40g rau má tươi/ngày, không nên dùng liên tục rau má quá 1 tháng. Nếu muốn dùng tiếp nên dừng sau 20 ngày mới tiếp tục sử dụng.
- Không tốt cho tiêu hóa: Do có tính hàn nên dùng tươi rau má rất dễ gây lạnh bụng, sử dụng nhiều có thể gây tiêu chảy nhất là những người tiêu hóa kém.
- Không tốt cho phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở: Theo kinh nghiệm dân gian phụ nữ dùng nhiều rau má sẽ giảm khả năng thụ thai, phụ nữ mang thai dùng quá nhiều rau má làm tăng nguy cơ sảy thai.