Thứ Ba, Tháng Một 7, 2025
Home lớp 8, lớp 9, lớp 10 ĐẦY ĐỦ
Array

[ Bảng Tuần Hoàn Hóa Học ] lớp 8, lớp 9, lớp 10 ĐẦY ĐỦ

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học còn được biết với tên Bảng tuần hoàn Mendeleev, là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành dạng bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng.

+ Các nguyên tố được biểu diễn theo trật tự số hiệu nguyên tử tăng dần, thường liệt kê cùng với ký hiệu hóa học trong mỗi ô.

+ Dạng tiêu chuẩn của bảng gồm các nguyên tố được sắp xếp thành 18 cột và 7 dòng, với hai dòng kép nằm riêng nằm bên dưới cùng.

Xem thêm:

Bảng tuần hòa hóa học các nguyên tốt

bang tuan hoan cac nguyen to hoa hoc

Đây là bố cục bảng tuần hoàn 8 cột phổ biến nhất, được gọi là dạng thông thường hoặc dạng tiêu chuẩn, hoặc có khi gọi là dạng bảng dài để so với dạng bảng ngắn hay bảng kiểu Mendeleev, thường các nhóm từ 3 tới 12 bằng cách gộp vào nhóm chính.

+ Bảng tuần hoàn rộng khác ở chỗ chứa luôn cả họ lantan và họ actini, thay vì tách chúng khỏi phần thân chính của bảng. Bảng tuần hoàn mở rộng thì thêm các chu kì 8 và 9 chứa các nguyên tố xa hơn nhóm actini.

1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

  • Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân (từ trái sang phải, từ trên xuống dưới)
  • Các nguyên tố có cùng số lớp e xếp vào cùng một hàng (chu kì).
  • Các nguyên tố có cấu hình e tương tự nhau được xếp vào cùng một cột (nhóm).

2. Cấu tạo bảng tuần hoàn

Ô nguyên tố

  • Mỗi nguyên tố hóa học chiếm một ô trong bảng tuần hoàn được gọi là ô nguyên tố.
  • Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân).

Chu kì

  • Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  • Số thứ tự chu kì = số lớp e.

Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7:

  • Chu kì 1, 2, 3: chu kì nhỏ.
  • Chu kì 4, 5, 6, 7: chu kì lớn.
  • Chu kì 7 chưa hoàn thành.

Nhóm nguyên tố

Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột.

Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B:

+ Nhóm A: bao gồm các nguyên tố s và p. Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng

+ Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử thì tận cùng ở dạng (n – 1)dxnsy:

  • Nếu (x + y) = 3 → 7 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y)B.
  • Nếu (x + y) = 8 → 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.
  • Nếu (x + y) > 10 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y – 10)B.

3. Cách đọc bảng tuần bảng tuần hoàn hóa học

cach hoc thuoc bang tuan hoan don gian nhat
cach hoc thuoc bang tuan hoan de dang

Nếu chỉ học theo cách thông thường thì khi quên một nguyên tố vào đó bạn sẽ không nhớ được các nguyên tố phía sau nó.

Hãy liên kết chúng lại với nhau thành những câu hoàn chỉnh để dễ nhớ hơn. Bạn có thể tham khảo cách dưới đây:

Cách học như sau:

  1. Nhóm IA: Hai, Li, Nào, Không, Rót, Cà, Fê (H,Li,Na,K,Rb,Cs,Fr)
  2. Nhóm IIA: Banh, Miệng, Cá, Sấu, Bẻ, Răng (Be,Mg,Ca,Sr,Ba,Ra)
  3. Nhóm IIIA: Bố, Ai, Gáy, Inh, Tai (B,Al,Ga,In,Tl)
  4. Nhóm IV: Chú, Sỉ, Gọi em, Sang nhắm, Phở bò (C,Si,Ge,Sn,Pb)
  5. Nhóm V: Nhà, Phương, Ăn, Sống, Bí (N,P,As,Sb,Bi)
  6. Nhóm VI: Ông, Say, Sỉn, Té, Pò (O,S,Se,Te,Po)
  7. Nhóm VII: Phải, Chi, Bé, Yêu, Anh (F,Cl,Br,I,At)
  8. Nhóm VIII: Hằng , Nga , Ăn , Khúc , Xương , Rồng (He,Ne,Ar,Kr,Xe,Rn)

Với những chia sẻ bên trên chúng tôi mong sẽ giúp được các bạn học bảng tuần hoàn hóa học các nguyên tố một cách dễ dàng nhất không sợ nhầm lấn.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Recent Comments