Hiện nay hầu như 100% bình nóng lạnh đều có thiết bị chống giật hay còn gọi là (ELCB). Đây là thiết bị được sử dụng ở bình nóng lạnh để bảo vệ con người chúng ta trường hợp bình nóng lạnh bị rò điện ra ngoài nước.
Vậy nguyên nhân chống giật bình nóng lạnh nhảy là bị sao ? Cách kiểm tra và sửa chữa như thế nào ? Mọi người hãy xem ở bên dưỡi để hiểu rõ hơn nhé.
Nguyên lý hoạt động của thiết bị chống giật ở bình nóng lạnh.
Thiết bị này có tác dụng ngắt nguồn điện cấp vào bên trong bình nóng lạnh khi có hiện tượng điện bị rò ra ngoài nước để bảo vệ con người không bị điện giật.
Cấu tạo chống giật:
- Dây điện nối với phích cắm
- Có một núp như công tắc tắt bật nhưng nó tự động nhảy khi có điện rò ra ngoài nước.
- Bên trong cục vuông là có phần bo mạch điện tử.
Khi điện rò ra vỏ phần bo mạch sẽ nhận được tín hiệu và làm cho công tắc ở chống giật nhảy lên và điện sẽ không được cấp vào đến bên trong bình nóng lạnh nữa.
Nguyên nhân khiến chống giật bình nóng lạnh nhảy vì đâu ?
Có 2 nguyên nhân chính khiến chống giật của bình nóng lạnh nhảy đó là:
- Do điện rò ra nước và chống giật nhảy ( Đúng với công dụng của nó)
- Do chống giật bị hỏng bo mạch điện bên trong khiến công tắc chống giật nhảy.
Với 2 hiện tượng này sảy ra một đều khiến cho bình nóng lạnh không chạy, mất nguồn cấp vào cho bình nóng lạnh nên bình không sáng đèn và bình sẽ không có nước nóng.
Có nhiều trường hợp chống giật bình nóng lạnh nhà bạn do để trong phòng tắm nên hơi nước bốc lên ngấm vào trong và chống giật tự động nhảy và bạn chỉ cần dùng tay nhấn lại công tắc ở chống giật là bình lại tự hoạt động được.
Cách sử lý hiện tượng chống giật bình nóng lạnh bị nhảy.
Khi bạn đã biết nguyên nhân rồi thì việc sửa chữa lỗi này sẽ cực kỳ đơn giản, hãy làm theo hướng dẫn của mình bên dưới đây nhé.
Bình nóng lạnh nhảy chống giật do bị dò điện hỏng sợi đốt.
Khi bình nóng lạnh nhà bạn bị nhảy chống giật để chắc chẵn các bạn cần kiểm tra cho mình xem sợi đốt của bình có bị rò điện ra ngoài hay không bằng đồng hồ đo VOM nhé.
Để thang x10K bạn đo từ chân cấp nguồn điện ra ngoài vỏ nếu thấy kim đồng hồ lên thì đây là do sợi đốt bị rò điện khiến chống giật nhảy để bảo vệ chúng ta.
Các bạn cần ngắt nguồn điện và thay thế sợi đốt mới cho bình nóng lạnh rồi cấp lại nguộn và nhấn lại công tắc ở chống giật là chống giật không còn nhảy nữa nhé.
Bình nóng lạnh nhảy chống giật do hỏng chính bản thân nó.
Nếu bước bên trên bạn dùng đồng hồ kiểm tra mà sợi đốt không bị rò điện ra ngoài thì đây là lỗi do hỏng chống giật nên nó tự nhảy nhé.
Với lỗi này bạn có thể nhấn công tắc thử nếu nhấn mà được bạn có thể vấn sử dụng được nếu nhấn vào công tắc lại nhảy ra luôn thì đây là do hỏng chống giật và cần thay thế chống giật mới.
100% bạn thay thế chống giật mới là bình sẽ lại hoạt động tốt và bình vấn đảm bảo được tính an toàn khi sử dụng.
Bạn có thể bỏ thiết bị chống giật đi và đấu nguồn trực tiếp vào bình nhưng mình khuyên các bạn nên lắp thiết bị chống giật mới để đảm bảo sự an toan cho bạn cũng như gia đình bạn khi sử dụng bình nóng lạnh tốt nhất, tránh sự cố không mong muốn sảy ra.
Chúc các bạn sử lý thành công.